Bán độ là gì? Những vụ bán độ nổi tiếng của bóng đá Việt Nam

Bán độ là gì
Những trận bóng đá vẫn luôn thu hút đông đảo người hâm mộ trên toàn thế giới theo dõi. Tuy nhiên, song song với đó là những góc khuất của môn thể thao vua mà chúng ta chưa thể nhìn ra. Một trong số đó là tình trạng bán độ bóng đá của các cầu thủ. Vậy bán độ là gì, nó có ảnh hưởng như thế nào? Cùng acuteroofing.com chúng tôi tìm hiểu trong bài viết này nhé.

I. Tìm hiểu bán độ là gì?

ban-do-la-gi

Bán độ là hành vi cầu thủ dàn xếp tỉ số trận đấu

Bán độ được hiểu đơn giản là cách mà cầu thủ khi thi đấu trên sân đã cố tình dàn xếp tỷ số. Điều này đã dẫn đến việc kết quả trận đấu bị ảnh hưởng. Đây cũng được xem là hình thức đánh bạc, theo đó cầu thủ tham giá bán độ sẽ nhận được số tiền thưởng lớn nếu như trót lọt.
Sẽ có người đúng ra làm trung gian nhằm mục đích thực hiện việc dàn xếp tỷ số. Tất cả đều có mục đích cuối cùng là thu về lợi nhuận từ hành vi đánh bạc có tổ chức. Trên thế giới, chúng ta không hiếm bắt gặp những trận đấu có sự tham gia của bán độ. Khi đó, các cầu thủ tham gia bán độ sẽ được xem là đồng phạm, nếu bị hát phát hiện sẽ phải chịu bản án rất nặng.

II. Dấu hiệu và ảnh hưởng của bán độ bóng đá

Sau khi hiểu được bán độ là gì, chắc chắn không ít người sẽ thắc mắc về dấu hiệu nhận biết trận đấu bị bán độ cũng như ảnh hưởng của nó đến kết quả thi đấu như thế nào.

1. Dấu hiệu nhận biết trận đấu bị bán độ

ban-do-la-gi

Có nhiều dấu hiệu để nhận biết trận đấu có bị bán độ hay không

  • Dấu hiệu đầu tiên là việc tiền đạo cố gắng đầm sân vào chỗ hậu vệ đối phương đông. Thông thường, tiền đạo luôn muốn chiếm lĩnh không gian trống nhất trên sân bóng để thực hiện những cú sút ghi bàn, thế nhưng trong trận đấu bị bán độ họ sẽ làm điều ngược lại.
  • Cầu thủ tung ra những đường chuyền đưa đồng đội vào thế khó, thậm chí là những đường kiến tạo cho đối phương.
  • Có tình huống phản lưới nhà đáng nghi. Ví dụ như chuyền về cho thủ môn quá hiểm hoặc quá mạnh, từ đó tạo lên bàn phản lưới nhà.
  • Cố tình câu thẻ để đội nhà chịu thiệt về quân số thi đấu. Tuy nhiên cách thức này chỉ mang lại hiệu quả ở những trận đấu nhất định. Trong một vài trận đấu khi đối thủ yếu, việc đội nhà chơi 10 người cũng chẳng ảnh hưởng đến chuyên môn quá nhiều.
  • Cố tình bỏ lỡ những cơ hội để ghi bàn thắng. Đây có lẽ là dấu hiệu nhận biết trận đấu bị bán độ phổ biến nhất. Tuy nhiên, để phát hiện ra thì lại không dễ bởi tiền đạo thường được bỏ qua mỗi khi không tận dụng được cơ hội.

2. Ảnh hưởng của bán độ tới bóng đá

ban-do-la-gi

Bán độ khiến trận đấu không công bằng, thiếu sự quyết liệt

Hành vi bán độ sẽ khiến kết quả trận đấu bị sai lệch. Đặc biệt là những cầu thủ bán độ thường không thể hiện hết sức cho trận đấu đó. Vì thế mà những trận bóng bị bán độ thường là những trận cầu không công bằng. Do đó, khi theo dõi những trận đấu này khán giả sẽ thấy sự nhàm chán, không thú vị.
Bán độ được xem là hành vi phi thể thao trong bóng đá và bị lên án rất mạnh mẽ. Chính vì thế khi phát hiện bán độ, cầu thủ sẽ phải chịu bán án rất nặng, thậm chí là mọi trách nhiệm, nhiệm vụ trước pháp luật.

III. Một số vụ bán độ chấn động làng bóng đá Việt

Khi tìm hiểu bán độ là gì, chúng ta không thể không nhắc đến những vụ bán độ kinh điển, nổi bật nhất của làng bóng đá Việt. Cho đến nay, những đại án bán độ này vẫn là cơn ác mộng của nền bóng đá nước nhà.

1. Vụ phản lưới nhà của Lã Xuân Thắng năm 1997

Khởi nguồn cho những vị bán độ ầm ĩ đầu tiên chính là hành động phản lười nhà của cầu thủ Lã Xuân Thắng tại giải vô địch quốc gia năm 1997. Cú đá của cầu thủ này đã khiến tất cả khán giả trên sân phải ngỡ ngàng.
Trong trận đấu Công An Hà Nội thắng An Giang với tỷ số 4-3 mùa giải 1997-1998, trung vệ Lã Xuân Thắng đã bất ngờ tung chân đá bóng vào khung thành đội nhà từ khu vực giữa sân ở phút thứ 90. Sau đó cầu thủ này đã lên tiếng thừa nhận mình có sai sót và những vấn đề khúc mắc trong tư tưởng.

2. Quốc Vượng và đồng đội tại SEA Games 2005

ban-do-la-gi

Quốc Vượng và đông đội bán độ trong kỳ SEA Games 25

Quốc Vượng là cầu thủ chơi vị trí tiền vệ của đội tuyển U23 Việt Nam đã rủ 6 cầu thủ khác cùng nhau dàn xếp tỷ số để thắng 1-0 trong trận đấu giữa Việt Nam với Myanmar tại SEA Games 2005.
Số tiền mà cầu thủ này nhận được từ việc bán độ là 490 triệu đồng và chia cho các cầu thủ khác là Quốc Anh, Bật Hiếu, Văn Quyến, Châu Lê Phước Vĩnh mỗi người 20 triệu. Riêng 2 cầu thủ là Hải Lâm và Văn Phong đã hối hận về hành vi bán độ này nên đã không nhận tiền từ Quốc Vượng.

3. Bán độ trước thềm SEA Games 2003

Khoảng thời gian chuẩn bị cho SEA Games 2003, Vũ Như Thành – đội trưởng đội U23 Việt Nam đã bị HLV ghi tên vào sổ đen bởi nghi ngờ hành vi bán độ trong trận thua Thân Hoa Thượng Hải với tỷ số 1-2. Bên cạnh đó, Vũ Như Thành cũng dính vào nghi án bán độ tại Cup JVC khi đeo băng đội trưởng.
Cho đến nay thì phán quyết của VFF với cầu thủ này vẫn là một bí ẩn và được coi là hành động giúp đội tuyển quốc gia ổn định hơn trước khi tham dự SEA Games 2003.

4. Bán độ của đội Vissai Ninh Bình

Tại vòng bảng AFC Cup năm 2014, người hâm mộ đã chứng kiến trận thua 2-3 của Vissai Ninh Bình. Được biết, có 13 cầu thủ chính và dự bị của Vissai Ninh Bình thừa nhận nhận 800 triệu đồng từ việc bán độ. Đặc biệt, mỗi cầu thủ còn được nhận thêm từ 75 đến 80 triệu đồng. Vụ việc sau đó đã được xét xử, hình phạt nặng nhất là cầu thủ Nguyễn Mạnh Dũng với mức án 3 năm tù. Những người còn lại được hưởng án treo.
Tóm lại, bán độ là hành vi đánh bạc thông qua việc dàn xếp tỷ số trước khi trận đấu diễn ra. Trong pháp luật Việt Nam cũng đã có những quy định cụ thể về việc bán độ. Tất cả những hành vi này được xếp vào nhóm tội phạm đánh bạc. Căn cứ vào mức độ phạm tội sẽ có những bản án phù hợp được đưa ra.
Hy vọng qua bài viết này bạn đã hiểu rõ bán độ là gì và những thông tin cần biết về hành vi này. Rõ ràng đây là hành vi thiếu chuyên nghiệp và cần được bài trừ khỏi môn thể thao vua. Điều này không chỉ giúp các trận đấu công bằng mà còn níu giữ niềm tin của khán giả.

Categories: